Ngành dệt may chủ động vượt qua thách thức năm 2023

Nganh-det-may-chu-dong-vuot-qua-thach-thuc-nam-2023

Xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2022 cán đích một cách đáng ghi nhận với 44 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, năm 2023, ngành dệt may Việt Nam đang phải đối diện với nhiều thách thức do đơn hàng sụt giảm, lãi suất tăng cao và chênh lệch tỷ giá.

Vững vàng “vượt bão” thành công

Trong 6 tháng cuối năm 2022, các thị trường chính của dệt may Việt Nam rơi vào lạm phát, sức mua suy giảm mạnh, các đơn hàng đã giảm đến 30%, có doanh nghiệp giảm đến 70% đơn hàng ở thị trường châu  Âu. Ngoài ra, bất lợi về tỷ giá với các đối thủ cạnh tranh, tình trạng thiếu lao động sau đại dịch, yêu cầu truy soát nguồn gốc bông, vải, sợi hay xanh hóa dệt may từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cũng là những thách thức mà doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải đối mặt.

Theo đó, năm 2022 tổng cầu dệt may giảm 6% so với cùng kỳ; thị trường bông, sợi biến động mạnh, cơ cấu sản phẩm may thay đổi, đơn hàng ít, giá gia công giảm… Mặc dù vậy, nỗ lực đã giúp tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đạt khoảng 44,5 tỷ USD, tăng 10,4% so với năm 2021.

Để có được kết quả tích cực trong điều kiện thị trường biến động, khó lường của năm 2022 là nhờ sự linh hoạt, nhạy bén trong công tác dự báo và điều hành của ngành dệt may. Đối với ngành sợi, giải pháp được đưa ra là bám sát thị trường, mở rộng hoạt động tìm kiếm khách hàng mới; tăng cường kết nối trong chuỗi sản xuất; cân đối lượng tồn kho; luôn quan tâm bảo bảo chất lượng sản phẩm cao và ổn định; bố trí sản xuất linh hoạt, duy trì hoạt động sản xuất tối ưu. 

Đối với ngành may, tận dụng tối đa các đơn hàng, kể cả các đơn hàng ngắn để bảo đảm duy trì sản xuất và giữ chân người lao động; nghiên cứu khả năng chuyển đổi mặt hàng theo nhu cầu thị trường; luôn sẵn sàng lực lượng sản xuất tốt nhất để đón những cơ hội khi thị trường có dấu hiệu hồi phục… Nhờ vậy, kết thúc năm 2022, ngành dệt may Việt Nam đã vững vàng “vượt bão” thành công.

Thách thức cho năm 2023

Năm 2023 được dự báo còn nhiều khó khăn cho các ngành sản xuất xuất khẩu như dệt may. Bên cạnh đó là những đòi hỏi khắt khe đến từ các nhãn hàng, như giảm giá sản xuất, đơn hàng nhỏ, thời gian giao hàng nhanh, chất lượng đòi hỏi cao hơn, chuyển đổi sử dụng vải có thành phần sợi tái chế… 

Đối với doanh nghiệp may, cần linh hoạt cơ cấu chuyển đổi mặt hàng để đảm bảo đơn hàng đáp ứng nhu cầu thị trường. Thực hiện thành công công tác chuyển đổi số, trong đó ưu tiên chuyển đổi số cho hoạt động cốt lõi, trên cơ sở nguồn lực hợp lý.

Để ổn định sản xuất, hướng tới mục tiêu bền vững trong thời gian tới, bản thân các doanh nghiệp cần bắt kịp xu thế thị trường, đầu tư máy móc công nghệ, chuyển đổi xanh thích ứng với các yêu cầu của nhãn hàng, tăng cường giải pháp xây dựng, đào tạo nguồn lực thích ứng với tình hình khó khăn của thị trường, đặc biệt chú trọng tới nguồn nhân lực thiết kế cho ngành công nghiệp thời trang để từng bước tiến tới làm hàng FOB (mua vật liệu, sản xuất, bán sản phẩm) và ODM (thiết kế, sản xuất, bán sản phẩm),….

Case study: Xưởng may Thiên An Phúc với các đơn đặt hàng nhỏ tăng

Với những thách thức của ngành dệt may, xưởng may Thiên An Phúc đã chủ động tập trung thay đổi từ sản lượng đầu ra đến chất lượng vào năm 2022. Với mục đích, cải thiện năng suất cho đơn hàng nhỏ để duy trì mức tăng trưởng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 năm 2023, ngành dệt may Việt Nam đang phải đối diện với nhiều thách thức do đơn hàng sụt giảm, lãi suất tăng cao và chênh lệch tỷ giá.
Xưởng may Thiên An Phúc

Vấn đề:

Trước đây, Thiên An Phúc thường từ bỏ việc cải tiến sản xuất đơn hàng nhỏ vì không có thời gian để tiến hành nghiên cứu, phân tích và cải tiến các mặt hàng chỉ sản xuất từ 2 – 3 ngày.

Hơn nữa, người công nhân cũng thiếu động lực nâng cao hiệu suất làm việc vì cho rằng dữ liệu được thu thập thiếu chính xác và sẽ tranh luận đến cùng với quản lý chuyền.

Giải pháp:

Thiên An Phúc đã hợp tác cùng Retex để minh bạch dữ liệu và cải tiến năng suất của người công nhân.  Dữ liệu chính xác và cập nhật tức thì cho phép IE lập kế hoạch cải tiến và người công nhân hiểu cách cần cải thiện kỹ năng may.

Đối với các quản lý chuyền, họ có thể thảo luận với công nhân dựa trên dữ liệu có độ tin cậy cao, giúp đào tạo, nâng cao tay nghề của công nhân một cách thích hợp.

Kết quả: 

Nhà máy đã thành công trong việc cải thiện năng suất lên 5%, tác động đáng kể trong sản xuất lô nhỏ do khung thời gian eo hẹp. Hơn nữa, họ không còn suy nghĩ loại bỏ việc cải tiến năng suất cho đơn hàng nhỏ ngay từ đầu.

Đây là một thành tựu lớn không những cho xưởng may Thiên An Phúc mà còn cho ngành công nghiệp may trong tương lai, khi xu hướng sản xuất các lô hàng nhỏ sẽ tiếp tục gia tăng. Điều này đã tạo lợi thế sản xuất cho nhà máy so với các đối thủ cạnh tranh.

Tạm kết

Phần mềm quản lý sản xuất là giải pháp cải tiến công nghệ hiện đại giúp các doanh nghiệp khắc phục những hạn chế trong quá trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Để “vượt bão” thành công trong năm 2023 thì Retex chính là lựa chọn mà bạn đang cần tới.

Liên hệ với Retex qua:

📍 https://retex.com.vn
📞 0702222234
📩 business@retex.com.vn

 

Để lại bình luận