Sản xuất tinh gọn đến sản xuất tinh gọn số trong ngành may

Khi thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 lên ngôi. Nguyên lý sản xuất tinh gọn còn được tiếp thêm sức mạnh nhờ sự xuất hiện của hàng loạt các công nghệ mới. Sự kết hợp giữa Lean – tinh gọn và Digital – công nghệ số được gọi là sản xuất tinh gọn số trong ngành may. Một trong những hướng đi giúp Lean vượt qua các giới hạn truyền thống. Giúp doanh nghiệp đưa việc tối ưu quy trình sản xuất lên một tầm cao mới.

>>> Tìm hiểu thêm về công nghệ 4.0: Chuyển đổi số ngành dệt may – Bước tiến thời đại

Tổng quan về nguyên lý sản xuất tinh gọn

Sản xuất tinh gọn là gì?

Sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) nhanh chóng trở nên phổ biến trong các doanh nghiệp sản xuất ngành dệt may bởi tính ưu việt mà nó mang lại. Lean Manufacturing được coi như một trong những nguyên lý cốt lõi của các nhà máy hàng đầu thế giới như Toyota. Và giờ đây nó được coi như một quy tắc mà những doanh nghiệp sản xuất phải tuân theo.

Sản xuất tinh gọn là nguyên lý tổ chức sản xuất với mục tiêu hướng tới việc tạo ra đúng sản phẩm mà thị trường cần. Qua đó, đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Đồng thời vẫn đảm bảo được chất lượng cao nhất, chi phí thấp nhất và thời gian thực hiện ngắn nhất.

Nguyên tắc sản xuất tinh gọn trong ngành may

5-nguyen-tac-san-xuat-tinh-gon-trong-nganh-may

  1. Xác định giá trị: Một khi khách hàng xác định những gì có giá trị đối với họ. Doanh nghiệp có thể tạo ra một sản phẩm chỉ có những gì cần thiết và loại bỏ những thành phần không cần thiết.
  2. Bản đồ dòng giá trị: Cho phép nhà quản lý hình dung từng bước trong quy trình sản xuất. Từ đó xác định lãng phí và cơ hội cải tiến.
  3. Tạo dòng chảy: Cải tiến quy trình là một trong những mục tiêu của sản xuất tinh gọn. Đó là bởi vì một các bước cải thiện trong dòng giá trị, doanh nghiệp có thể giảm thời gian sản xuất của mình.
  4. Hệ thống kéo: Nguyên tắc của hệ thống kéo là làm đâu đúng đó. Để khi cần mới làm và cho dù cần mới làm cũng không bị trễ hàng. 
  5. Tìm kiếm sự hoàn hảo: Để đạt được sự hoàn hảo, doanh nghiệp cần phải cải tiến liên tục và thực hiện các hành động phòng ngừa đối với nguyên nhân gốc rễ. Đặc biệt là về vấn đề chất lượng và lãng phí sản xuất.
 >>> Tìm hiểu thêm: Sản xuất tinh gọn trong công nghiệp 4.0: Lời giải tối ưu cho các nhà máy
 

Sản xuất tinh gọn số – Ứng dụng công nghệ trong ngành dệt may

Sản xuất tinh gọn số là gì?

Sản xuất tinh gọn số – Digital lean manufacturing – đã và đang trở thành một xu hướng mới. Một sự phối hợp hiệu quả giữa nguyên tắc sản xuất truyền thống và công nghệ số không ngừng thay đổi. Giúp quá trình sản xuất trở nên liền mạch hơn bao giờ hết. 

Tuy nhiên, Bill Gates nói rằng: “… bất kỳ tự động hóa nào được áp dụng cho một hoạt động kém hiệu quả sẽ chỉ tăng cường sự kém hiệu quả.” Cho nên, để quy trình sản xuất hiệu quả thì cần kết hợp giữa Lean và công nghệ 4.0 vào sản xuất dệt may. Công nghệ 4.0 sẽ không thay thế Lean và ngược lại. Chúng sẽ cùng tồn tại vì việc triển khai công nghệ đòi hỏi các quy trình hiệu quả và hiệu quả như một điều kiện tiên quyết để hoạt động thành công.

Sự phát triển của công nghệ trong sản xuất tinh gọn số 

Các điểm tắc nghẽn trong sản xuất đã được hoá giải nhờ sự phát triển của công nghệ số như: Tự động hoá, IoTs, Big Data (dữ liệu lớn), AI… mọi thông tin được thu thập một cách toàn diện và tạo nên bức tranh toàn cảnh cho người điều hành.

Nhà quản lý có thể hình dung về toàn bộ diễn biến quy trình sản xuất: Có vấn đề gì ở chuyền sản xuất? Nguyên nhân có vấn đề đó và tìm ra giải pháp nhanh chóng nhằm đảm bảo sản xuất liền mạch. 

san-xuat-tinh-gon-so

 

Sản xuất tinh gọn số giải quyết 7 nhóm lãng phí

1. Sản xuất thừa

Tinh gọn truyền thống giúp giảm tình trạng sản xuất thừa qua việc xác định khoảng cách cung và cầu. Sử dụng công nghệ số, nhà quản lý có thể nắm bắt thông tin trong thời gian thực. Hơn thế nữa số lượng sản xuất liên tục cập nhật phù hợp.

2. Gia công quá mức:
Sản xuất tinh gọn số có nhiều ứng dụng giúp giảm thiểu vấn đề xử lý thừa. Phần mềm dệt may giúp theo dõi, đánh giá các hoạt động. Nhờ đó tránh được nhiều sai sót xảy ra trong quá trình vận hành.

3. Tồn kho dư thừa:

Đối với phần mềm công nghệ, cho phép doanh nghiệpchỉ nhập lượng nguyên vật liệu vừa đủ để sản xuất. Thay vì trước kia phải tích trữ trước.

4. Hàng lỗi:

Sản phẩm bị lỗi, đó là một lãng phí cần được giảm thiểu càng nhiều càng tốt. Chúng ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng và làm tăng chi phí. Với tinh gọn số, quy trình được tối ưu.  Hơn nữa qua việc xác định chính xác khâu sản xuất cũng như nguyên nhân sản xuất hàng lỗi.

5. Chờ đợi (Công nhân nhàn rỗi/Thiết bị không hoạt động): 

Khi nhân viên không thể làm việc vì đang chờ vật liệu, hoặc thiết bị đang chờ bảo trì. Phương pháp tinh gọn số cho phép kiểm soát được thời gian sửa chữa máy móc của bộ phận cơ điện.

6. Vận chuyển không cần thiết: 

Sản xuất tinh gọn số có thể tính toán nhằm tối thiểu hóa thời gian vận chuyển. Từ đó, xây dựng quy trình sản xuất phù hợp với hiện trạng và tạo ra giá trị tài chính cho doanh nghiệp.

7. Thao tác thừa: 

Vận dụng cảm biến hoặc AR/VR giúp phân tích, đánh giá tiến độ của công nhân. Từ đó đưa ra công thức chuẩn nhằm dễ dàng kiểm soát quy trình.

>>>> Có thể bạn quan tâm: Gợi ý sản xuất tinh gọn số với các phần mềm dệt may

Hành trình sản xuất tinh gọn số

Để bắt đầu bước đi trên hành trình sản xuất tinh gọn số, có 3 giai đoạn các doanh nghiệp cần tuân theo:

hanh-trinh-san-xuat-tinh-gon-so

  1. Tập trung xây dựng nhà máy “tinh gọn” trước, “số hoá sau”: Trước khi ứng dụng công nghệ số nhằm hỗ trợ quản lý, vận hành sản xuất. Trước khi ứng dụng công nghệ số nhằm hỗ trợ quản lý, vận hành sản xuất. Các nhà máy cần tập trung tối ưu và loại bỏ các lãng phí trong quá trình sản xuất. 
  2. Đào tạo con người: Một số bộ phận công nhân, quản lý cần được nâng cao năng lực, kiến thức để đáp ứng với những yêu cầu của quy trình mới và công việc mới. Với mục đích đảm bảo quá trình sản xuất tinh gọn sẽ diễn ra suôn sẻ.
  3. Bắt đầu từng bước: Đầu tiên, số hoá toàn bộ quy trình sản xuất với những giải pháp cơ bản. Tiếp đến, phát triển công nghệ số với mục tiêu mở rộng quy mô. 

Kết luận

Trong những nhịp chuyển đổi này, một số nhà xưởng như Vinatex Dung Quất, Thiên An Phúc, Phú Tường… đã nhanh chóng thích ứng công nghệ 4.0 bằng phần mềm quản trị sản xuất thời gian thực Retex vào quy trình của doanh nghiệp. Từ đó, mở ra cơ hội khiến Lean có thể trở nên tinh gọn hơn nữa trong thế giới số. 

Retex hân hạnh và cam kết đồng hành với doanh nghiệp dệt may trên hành trình hiện thực hóa mục tiêu Sản xuất tinh gọn số – Ứng dụng công nghệ trong ngành dệt may. Phần mềm Retex đã ra đời với giải pháp quản trị sản xuất toàn diện. Nếu doanh nghiệp vẫn còn băn khoăn, đừng ngại liên hệ với Retex – Nền tảng quản trị sản xuất toàn diện để nhận tư vấn miễn phí. 

Liên hệ với Retex qua:

📍 https://retex.com.vn

📞 0702222234

📩 business@retex.com.vn

 

Để lại bình luận