Chuyển đổi số không chỉ là vấn đề công nghệ

chuyen-doi-so-khong-chi-la-van-de-cong-nghe

Chuyển đổi số là một quá trình tất yếu, là kim chỉ nam và công cụ vô cùng cần thiết cho ngành sản xuất nói chung và ngành dệt may nói riêng. Đồng thời, nó có tác động vô cùng lớn đến hoạt động và sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam.

Nhưng 70% là con số doanh nghiệp được ước tính đã thất bại trong việc chuyển đổi số. Đó là sai lầm khi đặt trọng tâm vào mặt công nghệ mà không hiểu rằng bản chất vấn đề nằm ở tư duy và quy trình quản trị. Dưới đây là 4 điểm quan trọng đã giúp Doanh nghiệp dẫn dắt tổ chức của mình thông qua chuyển đổi số thành công. 

1. Vạch ra quy trình sản xuất tinh gọn số cho doanh nghiệp

Sản xuất tinh gọn là một phương pháp hiệu quả, phù hợp với môi trường sản xuất hiện đại, bởi xu hướng giảm chi phí, giảm lãng phí và tập trung vào nhu cầu của khách hàng vẫn tiếp tục được duy trì. Đặc biệt là trên con đường chuyển đổi số đã đưa sản xuất tinh gọn đến một làn gió mới, không những không thay thế mà còn giúp gia tăng hiệu quả của mô hình sản xuất tinh gọn truyền thống.  

Với những doanh nghiệp có ngành nghề đặc thù và cách vận hành sản xuất riêng biệt như dệt may. Việc áp dụng quy trình sản xuất tinh gọn số cho phép doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình xác định và giảm thiểu lãng phí, đồng thời, nắm bắt chính xác các điểm nghẽn trong quá trình sản xuất tại thời gian thực. Từ đó, hạn chế tối đa rủi ro không mang lại giá trị cho khách hàng và doanh nghiệp.

Định hướng chuyển đổi số sẽ ở tầm nhìn quy mô rộng lớn toàn diện, khi bắt đầu công việc sẽ chọn lọc thông minh những sáng kiến số ưu tiên để bắt đầu thực hiện, thử nghiệm với những chiến thắng ngắn hạn. Từ đó, chúng ta sẽ tăng tốc để chuyển đổi số một cách nhanh nhất. Vì vậy, để bắt đầu, hãy tìm kiếm phần mềm định hướng quy trình sản xuất tinh gọn số cùng doanh nghiệp bạn. 

>>> Đọc thêm: Từ sản xuất tinh gọn đến sản xuất tinh gọn số trong ngành may mặc

2. Tận dụng nguồn nhân lực nội tại của doanh nghiệp

Khi chuyển sang chuyển đổi số thì đòi hỏi kỹ năng và năng lực của nhân viên sẽ phải thay đổi để phù hợp với cách thức vận hành kinh doanh mới. Các tổ chức chuyển đổi số thường tìm kiếm đến một đội quân nhân lực mới từ bên ngoài. Mà bỏ lỡ cơ hội từ chính đội ngũ cán bộ nội tại của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực này đã có kiến thức sâu sắc và hiểu rõ những cách thức hoạt động hiệu quả cũng như những vấn đề còn đang gặp phải trong hoạt động hàng ngày của họ tại doanh nghiệp. 

Nhân sự cần thay đổi tư duy và cần được đào tạo, trau dồi những kỹ năng mới để có thể bắt kịp với xu hướng và sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Với những doanh nghiệp có ngành nghề đặc thù và cách vận hành riêng biệt như dệt may, cách tốt nhất để Chuyển đổi số thành công đó là sự kêu gọi chuyển đổi và tham gia tích cực của đội ngũ nhân viên hiện có. Tuy vậy, để đưa cả đội ngũ doanh nghiệp tiến nhanh trên hành trình chuyển đổi số, sự chuyển đổi con người cần phải thực hiện để gắn kết họ theo kịp trong sự chuyển đổi chung của tổ chức.  

3. Tháo gỡ rào cản chuyển đổi số của nhân viên

thao-go-rao-can-chuyen-doi-so-nhan-vien
thao-go-rao-can-chuyen-doi-so-nhan-vien

Sự thiếu cam kết và đồng hành xuất hiện khi nhân sự các cấp có thể vẫn chưa được chia sẻ, nắm bắt đầy đủ thông tin, chưa hiểu đúng hay đồng nhất về lý do, chiến lược cũng như mục tiêu mà doanh nghiệp mình cần chuyển đổi, dẫn tới tinh thần quyết tâm chưa cao, nguy cơ dễ bị đứt gãy trong quá trình chuyển đổi số.

Tốt hơn trải nghiệm của nhân viên là hiệu suất của nhân viên. Ngày nay, năng suất và động lực của nhân viên chủ yếu được quyết định bởi cách họ cảm nhận về công việc và nơi làm việc của họ. Mang lại trải nghiệm hài lòng trong suốt vòng đời của nhân viên là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Các ứng dụng công nghệ nhân sự được chứng minh là một bánh răng quan trọng trong việc nâng cao trải nghiệm của nhân viên. 

Cách nhân viên nắm bắt tầm nhìn chuyển đổi số và tương tác với công nghệ sẽ quyết định sự thành công của tổ chức. Tóm lại, Chuyển đổi số không chỉ là về công nghệ, mà còn là về con người. 

4. Xây dựng nền văn hoá số cho doanh nghiệp 

Một nền văn hóa số linh hoạt, thích ứng, đề cao sự học hỏi và đổi mới sẽ giúp doanh nghiệp hiệu quả, đưa ra các quyết định nhanh trước những thay đổi nhanh chóng của thị trường kinh tế – xã hội.  Trong quá trình chuyển đổi số, xây dựng văn hoá số giúp doanh nghiệp tạo ra nguồn nhân lực với tư duy đột phá sáng tạo, tạo ra các sáng kiến số đổi mới với khả năng thích ứng linh hoạt với thay đổi, đồng thời, sẵn sàng tiếp thu các phản hồi để biến chúng thành cơ hội mới, từ đó đưa doanh nghiệp bước lên vị thế cao hơn trên thị trường.

>>> Đọc thêm: “Vắc-xin công nghệ” hoá giải thách thức cho doanh nghiệp dệt may

Có thể khẳng định rằng, Chuyển đổi số đang mở ra cơ hội phát triển vượt bậc cho doanh nghiệp. Với bề dày kinh nghiệm tư vấn và triển khai các chương trình Chuyển đổi số cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, chúng tôi rút ra nhận định: Chuyển đổi số không bao giờ chỉ là việc liên quan đến Công Nghệ mà cần phải có sự phối kết hợp giữa cả 3 yếu tố Quy trình – Con người – Công nghệ

Liên hệ với Retex qua: 

📍 https://retex.com.vn

📞 0702222234

📩 business@retex.com.vn

Để lại bình luận