Chuyển đổi số ngành dệt may – Bước tiến thời đại

xuong-may-thong-minh

Chuyển đổi số ngành dệt may đã trở thành một nhu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, các nhà quản lý cũng phải đối mặt với việc đưa ra quyết định chuyển đổi như thế nào trước tính cạnh tranh khốc liệt trong ngành may mặc và tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ, đồng thời phải gắn kèm với mục tiêu kinh doanh và phù hợp ngân sách.

Vậy chuyển đổi số là gì? Tại sao chuyển đổi số có tác động tích cực cho các doanh nghiệp? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Từ “Số hóa ngành dệt may” đến “Chuyển đổi số ngành dệt may”

Nếu nói “Số hóa” với hình thức số hóa dữ liệu số hóa quy trình là bước đầu của công nghiệp 4.0 thì “Chuyển đổi số” sẽ là bước tiến tiếp theo với quy trình thay đổi tổng thể, toàn diện của cá nhân và tổ chức. Đó là sự thay đổi về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số với nỗ lực tạo nên các giá trị bền vững. 

Vậy chuyển đổi số ngành dệt may mang lại giá trị gì?

Chuyển đổi số ngành may mặc – Điều tất yếu của thời đại

Chuyển đổi số ngành dệt may là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.  Đây là sự chuyển đổi tất yếu của thời đại công nghệ mới. 

chuyen-doi-so-nganh-det-may
Chuyển đổi số ngành dệt may – Bước tiến thời đại

Lợi ích công nghệ số

Chuyển đổi số trong ngành sản xuất dệt may đang được diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Việc áp dụng và kết hợp các công nghệ tiên tiến mang lại các lợi ích rõ rệt cho các doanh nghiệp trên nhiều phương diện:
 

Tăng cường hiệu quả sản xuất và năng suất lao động

Đầu tư vào chiến lược chuyển đổi số ngành dệt may với một lộ trình đúng đắn, hợp lý sẽ giúp cải thiện đáng kể hiệu suất công việc: Hợp lý hoá quy trình bằng cách số hoá toàn bộ quy trình, cải thiện khả năng ra quyết định, giảm thiểu thời gian trống, thời gian sửa chữa, đơn giản hoá việc giám sát hiệu suất, xác định các điểm ách tắc trong quy trình và kịp thời khắc phục.

Giảm chi phí

Chuyển đổi số ngành dệt may giúp nhà quản lý có được dữ liệu một cách toàn diện và nắm được các vấn đề nhanh chóng. Những thông tin này có thể mang lại hiệu quả cao trong việc đưa ra quyết định đúng đắn và đối phó với những bất thường của cung và cầu và việc lập kế hoạch và bảo trì. Điều này sẽ làm giảm rủi ro và chi phí không cần thiết về tồn kho, nguyên vật liệu và tối ưu chi phí lao động cũng như vận hành hệ thống.

Đổi mới

Đầu tư vào chuyển đổi số ngành dệt may và các công nghệ tiên tiến không chỉ mang lại những cải thiện về mặt vận hành, mà còn giúp kích hoạt hệ thống nhân sự trì trệ, mang đến một môi trường hiện đại hoá. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ cũng giúp tăng cường việc sự liên kết giữa các phòng ban, chia sẻ thông tin, dễ dàng hình thành và tạo ra các ý tưởng lớn.

Linh hoạt

Các nhà sản xuất có thể tùy biến thiết kế các chức năng đáp ứng được với nhu cầu riêng của doanh nghiệp mình và tích hợp với các hệ thống doanh nghiệp đang sử dụng để tạo ra giải pháp tổng thể. Từ đó, chuyển đổi số ngành dệt may giúp cho việc sản xuất hoạt động được diễn ra trên quy mô lớn và vẫn duy trì hiệu quả cao, tạo ra các giá trị lợi thế cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.

Đảm bảo tính cân bằng chuyền

Với hệ thống cảm biến được lắp đặt ở khắp mọi nơi trong nhà máy, người công nhân có thể được cảnh báo trước các nguy cơ chậm sản xuất. Ngoài ra, người công nhân có thể chủ động báo động đến nhóm cơ điện để hỗ trợ nhanh nhất và đảm bảo được thời gian làm việc. 

 

Minh chứng cụ thể về tính hiệu quả của việc áp dụng công nghệ trong sản xuất may mặc 

Chuyển đổi số ngành dệt may
chuyển đổi số ngành dệt may

Công ty TNHH Phú Tường áp dụng chuyển đổi số trong công tác quản lý sản xuất.

Công ty TNHH Phú Tường tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam là một trong những đơn vị đầu tiên của ngành dệt may miền Trung chuyển đổi số trong công tác quản lý sản xuất, từ khâu tiếp nhận vật tư nguyên phụ liệu cho đến khâu hoàn thiện từng đơn hàng xuất đi Mỹ và Châu Âu. 

Lâu nay, quy trình quản lý của ngành dệt may chủ yếu mang tính thủ công, không quản lý được hiệu quả làm việc của đội ngũ công nhân, số lượng hàng hóa, nguyên phụ liệu, tiến độ thực hiện cũng như chất lượng sản phẩm. Từ khi chuyển đổi số, công tác quản lý sản xuất của công ty trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Chuyển đổi kịp thời còn giúp công ty Phú Tường giải quyết được hầu hết những vấn đề đang tồn đọng và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tạm kết:

Chuyển đổi số là quá trình tất yếu, tác động không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Với mong muốn tận dụng được cơ hội và hạn chế những khó khăn mà sự chuyển đổi tạo ra. Retex – nền tảng quản lý sản xuất theo thời gian thực ra đời nhằm mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may tối ưu trong việc quản lý, minh bạch trong quy trình sản xuất. Qua đó tiết kiệm được chi phí, giảm tải công việc và nâng cao năng lực sản xuất.

Retex hân hạnh và cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp dệt may trên hành trình thực hiện hoá mục tiêu chuyển đổi số ngành dệt may. Với kinh nghiệm trong lĩnh vực may mặc và năng lực về công nghệ, Retex cam kết mang lại một giải pháp phù hợp với chiến lược, đặc thù và nhu cầu cho mọi doanh nghiệp dệt may.

>>>> Tìm hiểu thêm về bài viết:

Liên hệ Retex:

📞 0702222234

📍 https://retex.com.vn

📩 business@retex.com.vn

📎 https://www.facebook.com/retex.com.vn

Để lại bình luận