Retex cùng tham vọng “cách mạng số hóa” ngành dệt may

Từng làm việc trong ngành dệt may, nhận thấy những bất cập trong việc quản lý các dây chuyền theo cách truyền thống, chị Trần Thị Thanh Loan (1991), anh Nguyễn Cửu Long (1994) và anh Nguyễn Văn Thuật (1991) đến từ Quảng Nam đã cùng nhau sáng tạo nên Retex nền tảng quản lý, sản xuất may mặc theo thời gian thực với tham vọng “số hóa” quy trình sản xuất ngành may mặc Việt Nam. 

>>> Bài viết liên quan: Tại sao số hoá chuỗi cung ứng là yếu tố thay đổi cuộc chơi đối với ngành dệt may

Những bất cập trong quy trình sản xuất của ngành dệt may

Ngành dệt may là một ngành có quy trình thực hiện phức tạp, nhiều công đoạn và khó quản lý. Làm việc ở khâu quản lý sản xuất của một doanh nghiệp dệt may, chị Loan nhận thấy những hạn chế còn tồn đọng trong khâu quản lý, sản xuất của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này, đó là việc theo dõi tiến độ làm việc của nhân viên, số lượng hàng hóa, lượng nguyên vật liệu hay chất lượng sản phẩm còn thủ công và rời rạc. Trước sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 , chị Loan mong muốn ứng dụng công nghệ 4.0 để “số hóaquy trình quản lý, sản xuất của ngành dệt may”.

Từ những trăn trở đó, chị Loan cùng anh Long và anh Thuật đã hình thành ý tưởng phát triển Retex – ứng dụng quản lý sản xuất may mặc theo thời gian thực với mục tiêu giúp các doanh nghiệp dệt may dễ dàng trong việc quản lý, minh bạch trong quy trình sản xuất. Qua đó tiết kiệm được chi phí, giảm tải công việc và nâng cao năng lực sản xuất.

Khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp là bước đi liều lĩnh, đầy mạo hiểm của chị Loan, anh Long và anh Thuật. Đây là hành trình đầy khó khăn và trở ngại. Chính vì thế, mỗi thành viên trong nhóm đã phân chia công việc cụ thể, trong đó, anh Thuật phụ trách chính về xây dựng phần mềm quản lý, còn chị Loan và anh Long đã quen với quy trình quản lý truyền thống của doanh nghiệp dệt may nên từng bước căn chỉnh để ứng dụng có thể khắc phục được những “hạn chế” của quản lý thủ công, “số hóa” tối đa các công việc có thể chuyển đổi số.

Đổi mới quy trình sản xuất – công cuộc số hóa ngành dệt may

Mặc dù dệt may là ngành thâm dụng lao động nhưng các doanh nghiệp trong ngành này cũng rất nhanh nhạy và sẵn sàng thay đổi để việc quản lý vận hành và sản xuất đạt hiệu quả tối ưu hơn, đặc biệt là trong thời đại 4.0. 

Ông Đinh Duy Phú – Giám đốc Công ty TNHH May Phú Tường (Điện Bàn, Quảng Nam), một trong 10 đơn vị đang thí điểm triển khai ứng dụng Retex vào quản lý quy trình sản xuất cho biết, trước đây, để theo dõi tiến độ hay chất lượng đơn hàng thì cần xuống trực tiếp xưởng hoặc từng xưởng trưởng, quản lý phải làm email báo cáo, mỗi người một email khác nhau nên việc theo dõi sản xuất mất nhiều thời gian. “Công ty có 4 xưởng sản xuất đặt ở các địa điểm khác nhau, nên cứ hai ngày tôi phải trực tiếp kiểm tra tiến độ làm việc một lần, vì vậy rất tốn thời gian và không chủ động được tiến độ đơn hàng”, ông Phú cho hay. Đối với hoạt động sản xuất công nhân khi xảy ra sự cố hoặc muốn báo lỗi sản phẩm thì phải bỏ dở công việc để đi tìm kỹ thuật, điều này cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến chuyền sản xuất.

Sau khi nghe các nhà sáng lập trình bày ý tưởng về ứng dụng Retex, công ty đã quyết định tạo điều kiện lắp đặt nền tảng quản lý sản xuất này.

Đến nay, chi phí để “số hóa” quy trình sản xuất cũng tương đối nhưng bù lại việc quản lý và theo dõi sản xuất thuận tiện và đồng bộ hơn nhiều.

Ông Phú chia sẻ

Vào những ngày cuối năm, tại xưởng may của công ty bận rộn với những tiếng đạp máy không dứt. Công nhân thoăn thoắt cắt, may để hoàn thành sớm những đơn hàng còn đang dang dở. Thi thoảng, tiếng loa lại vang lên những tiếng gọi “Cơ điện đến chuyền 2”, “Hỗ trợ kỹ thuật đến chuyền 8”, “Gọi tổ trưởng chuyền 1”… Khác với các xưởng may thông thường, mỗi dây chuyền may ở công ty này được lắp thêm 1 máy tính bảng ở khu vực giữa dây chuyền và một tivi ở cuối  dây chuyền hiển thị số lượng sản phẩm.

“Từ ngày lắp đặt hệ thống này, các quy trình sản xuất ở xưởng được vận hành trơn tru hơn, nếu phát sinh lỗi hay bất kì vấn đề gì cần hỗ trợ đều được xử lý tức thì. Đặc biệt, hệ thống này giúp quản lý tốt năng suất của mỗi dây chuyền cũng như nguyên liệu đầu vào, đầu ra”

Ông Nguyễn Đăng Đức, Trợ lý Giám đốc Công ty TNHH Phú Tường chia sẻ

Ứng dụng Retex được thiết kế, xây dựng hoàn toàn trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây, kết hợp với các thiết bị IoT tạo ra các nhà xưởng thông minh. Mỗi chuyền được gắn một máy tính bảng và một màn hình tivi hiển thị yêu cầu đơn hàng và số lượng hàng thực may.

Trên tab hiển thị ứng dụng Retex với hai giao diện dành cho công nhân và tổ trưởng. Giao diện dành cho công nhân được thiết kế với 4 nút cơ bản: gọi cơ điện, gọi hỗ trợ kỹ thuật, gọi tổ cắt, gọi tổ trưởng. Khi gặp vấn đề gì cần hỗ trợ, công nhân chỉ cần nhấp vào màn hình máy tính bảng, hệ thống loa sẽ tự động phát gọi.

Giao diện dành cho tổ trưởng mỗi dây chuyền sẽ hiển thị các đơn hàng được giao mỗi ngày, phần nhập liệu số lượng hàng may được trong mỗi buổi, số nguyên liệu nhập vào. Mỗi khi may xong một đơn hàng, tổ trưởng sẽ nhập số liệu, bấm hoàn thành đơn và nhận đơn hàng mới.

Mỗi bộ phận sẽ được cấp quyền vào ứng dụng cũng như website khác nhau, đúng với chức năng nhiệm vụ. Tất cả mọi số liệu sẽ được hệ thống ghi lại theo thời gian thực và có thể xuất báo cáo bất kì lúc nào. Ở bất kì đâu, giám đốc công ty đều có thể quản lý được tiến độ các đơn hàng, năng suất của từng xưởng, từng bộ phận và từng tổ hệ thống, qua web trên máy tính hoặc app trên điện thoại thông minh.

Về cơ bản, các chuyền sản xuất may mặc khá giống nhau nên việc ứng dụng chung khá dễ dàng. Đối với những đơn vị có chuyền sản xuất hoặc yêu cầu quản lý khác biệt Retex sẽ nghiên cứu và điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu đó” cho nên công ty kỳ vọng năm 2021, ứng dụng sẽ được các doanh nghiệp dệt may đón nhận và công ty có thể góp phần thúc đẩy chuyển đổi số ngành công nghiệp sản xuất nói chung và ngành dệt may nói riêng. Trong thời gian tới, công ty sẽ nghiên cứu ứng dụng quản lý sản xuất cho thêm những ngành sản xuất riêng biệt khác.

>>> Đọc thêmGiải mã nền tảng Retex

Thời đại công nghệ 4.0 đang gõ cửa từng nhà, từng nền kinh tế trên toàn cầu. Cuộc cách mạng này mang đến các cơ hội và thách thức dành cho các doanh nghiệp, công ty tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Để không đứng ngoài guồng quay của công nghệ, các doanh nghiệp Việt cần có những bước chuyển mình, sẵn sàng cho một thời đại số. Retex – Revolution Textile (cách mạng ngành dệt may) mang hàm ý số hóa ngành dệt may và tạo ra các nhà xưởng thông minh, đây chính là mong muốn của các nhà sáng lập Retex.

Liên hệ với Retex qua: 

📍 https://retex.com.vn

📞 0702222234

📩 business@retex.com.vn

Để lại bình luận