Quản lý sản xuất ngành may và cách mạng công nghiệp 4.0

quan-ly-san-xuat-nganh-may

Sản xuất dệt may là ngành mũi nhọn của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất khẩu đứng thứ hai và giá trị xuất khẩu đóng góp 10-15% GDP nước nhà. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) mang tới sự đổi mới trong cách thức vận hành doanh nghiệp, quá trình quản lý sản xuất ngành may, đặt ra những yêu cầu và thách thức lớn cho đội ngũ cán bộ cũng như toàn thể công nhân viên. Vậy ngành dệt may đang phải đối diện với những thách thức nào? Chiến lược tối ưu lúc này là gì? Cùng Retex tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

>>>> Tư vấn:

Tác động của cuộc CMCN 4.0 đến ngành dệt may:

Có thể nói cuộc CMCN 4.0 đã và đang mang tới những thay đổi to lớn về phương thức sản xuất, cách thức vận hành doanh nghiệp, làm thay đổi toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm cũng như ảnh hưởng sâu sắc đến mọi khâu trong hoạt động kinh doanh sản xuất từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch VITAS cho hay: “Cuộc CMCN 4.0 với các ứng dụng phổ biến của tự động hóa, IoT, dữ liệu lớn (big data) và trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra thách thức và cơ hội lớn cho ngành dệt may.” Cụ thể, việc áp dụng công nghệ sẽ làm giảm chi phí quản lý, gia tăng năng suất vận hành nhà xưởng, nắm bắt thông tin nhanh chóng, chính xác, giảm thiểu tồn kho cũng như gia tăng năng lực cạnh tranh.

Đứng trước tốc độ phát triển vũ bão của công nghệ mới, ngành dệt may đòi hỏi có sự chuyển mình nhanh chóng, phù hợp.

>>>> Tìm hiểu thêm: Ngành dệt may “bứt phá” sau đại dịch Covid-19

Để hoàn thành quá trình chuyển đổi, các doanh nghiệp buộc phải vượt qua những thách thức được đặt ra.

Thách thức của ngành dệt may trước cuộc CMCN 4.0

Dệt may là một trong những ngành chịu thách thức nhiều nhất trong công cuộc chuyển đổi bởi đặc tính thâm dụng lao động. Bên cạnh đó, quy trình sản xuất phức tạp, nhiều công đoạn luôn yêu cầu đổi mới và cải tiến cũng như bản lĩnh dám đổi mới, dám thực thi còn hạn chế ở một số chủ doanh nghiệp cũng là thách thức cho nước ta trong quá trình chuyển đổi.

Theo thống kê, hơn 70% doanh nghiệp dệt may có quy mô nhỏ và trung bình trong ngành gặp khó khăn với việc đầu tư, ứng dụng công nghệ mới. Chỉ có 30% doanh nghiệp, gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp lớn trong nước đã ứng dụng tự động hóa theo từng công đoạn sản xuất nhưng chỉ dưới 5% có kế hoạch triển khai công nghệ tự động hóa kết nối.

Thêm vào đó, việc áp dụng các công nghệ số tuy là xu hướng tất yếu nhưng hiện tại mức độ sẵn sàng đáp ứng và hội nhập CMCN 4.0 của các doanh nghiệp còn ở mức độ chưa ca0:

thach-thuc-quan-ly-san-xuat-nganh-may

Trên thực tế, các doanh nghiệp khi triển khai còn gặp nhiều thách thức như: Chi phí đầu tư lớn, thiếu đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và nhân lực (cả về số lượng và chất lượng) sẵn sàng cho CMCN 4.0.

Chiến lược cho ngành may mặc trước bối cảnh CMCN 4.0

Nói về chiến lược phát triển, ông Trương Văn Cẩm cho rằng: “Các doanh nghiệp cần có nhận thức đúng, tìm hiểu kỹ về CMCN 4.0, sự tác động của nó đến ngành dệt may bằng cái nhìn thực tế, khách quan, phù hợp với đặc điểm của ngành sản xuất hàng hóa theo xu hướng thời trang, thị hiếu, thời tiết, vùng miền, tôn giáo, sản phẩm nhiều đẳng cấp với giá cả hợp lý. Doanh nghiệp dệt may cần xác định các công việc trong dây chuyền sản xuất, có thể tự động hóa theo phương châm vừa áp dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động vừa quan tâm sử dụng nguồn lao động dồi dào của Việt Nam.”

Có thể nói, chuyển đổi số là một trong những bước tất yếu để thay đổi cục diện ngành may mặc Việt Nam. Tuy nhiên, tất cả các công cụ chuyển đổi số chỉ mang đến cho người quản lý một cái nhìn từ tổng thể đến chi tiết, từ đó, việc đánh giá và đưa ra các quyết định được thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả. Vậy nên, để thành công trong việc ứng dụng công nghệ thì đội ngũ quản lý và cán bộ sử dụng của doanh nghiệp vẫn là yếu tố tiên quyết, cần được tạo điều kiện và môi trường để phát huy năng lực hơn nữa, đáp ứng được xu thế thời đại.

>>>> Xem thêm: RETEX – CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

Tạm kết

Để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong thời đại CMCN 4.0 của doanh nghiệp dệt may, phần mềm quản lý sản xuất theo thời gian thực Retex giúp doanh nghiệp nắm bắt thông tin rõ ràng, mạch lạc từ mọi phòng ban, theo dõi tiến độ sản xuất mọi lúc, mọi nơi, hỗ trợ nhà quản lý đưa ra quyết định một cách nhanh chóng, chính xác. Từ đó, gia tăng năng suất cũng như giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp. Ứng dụng Retex mong muốn đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số ngành may cũng như giúp các doanh nghiệp khẳng định vị thế trên thị trường dệt may trong nước và Quốc tế.

Liên hệ Retex:

📞 0702222234

📍 https://retex.com.vn

📩 business@retex.com.vn

📎https://www.facebook.com/retex.com.vn

Để lại bình luận