Ngành dệt may “bứt phá” sau đại dịch Covid-19

nganh-det-may

Dệt may, da giày là những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 bên cạnh ngành du lịch, hàng không. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trong năm 2020 đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng, gián đoạn xuất khẩu, đơn hàng giảm mạnh. Tuy nhiên các doanh nghiệp đã tăng cường khả năng liên kết, tận dụng cơ hội để tạo nên các bước “nhảy vọt” trong tương lai.

Tác động của đại dịch Covid-19 đến ngành dệt may 

Chưa có năm nào mà nền dệt may Việt Nam phải đối mặt với những thiệt hại nặng nề như 2020 – năm của dịch Covid-19 hoành hành. Trong 9 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam đạt 25,584 tỷ USD, giảm 12% so với cùng kỳ. 

Theo Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quan hệ lao động thông tin, bà Đỗ Quỳnh Chi thì đại dịch Covid đã khiến 87,1% doanh nghiệp dệt may bị giảm đơn hàng. Nhiều doanh nghiệp bị hủy đơn hàng cũng như không thể xuất khẩu. Theo dự báo thì sớm nhất là quý II/2022 và chậm nhất là quý IV/2023, thị trường dệt may sẽ phục hồi nhu cầu về mức của năm 2019. 

Các doanh nghiệp “khát” đơn hàng

Dịch bệnh hoành hành, các hoạt động giãn cách xã hội khiến nhu cầu tiêu dùng của người dân thay đổi. Họ tập trung vào các sản phẩm thiết yếu, chi tiêu trở nên dè dặt hơn.

Tổng giám đốc công ty May 10, ông Thân Đức Việt cho hay gần 75 năm phát triển, đại dịch Covid-19 đã gây tác động lớn hơn nhiều lần so với khủng hoảng tài chính 2018. Doanh nghiệp phải đối mặt với 2 khó khăn lớn là vừa đảm bảo sản xuất vừa đảm bảo sức khỏe, sự an toàn cho 12 nghìn lao động. Không chỉ xoay xở với khó khăn khi mất đột ngột nguồn cung từ Trung Quốc, mà còn phải giải quyết vấn đề đầu ra và nguồn thu nhập của lao động. 

Cùng chung nỗi lo đó, ông Phí Ngọc Thịnh, tổng giám đốc May Hồ Gươm chia sẻ “Bây giờ các doanh nghiệp phải sống chung với lũ. Chấp nhận giảm giá gia công, không nghĩ đến lợi nhuận. Chấp nhận các phương án nhất thời của khách hàng, ví dụ: nhận nguyên liệu, sản xuất trước hàng, lưu kho cho năm 2021 với những mặt hàng cơ bản, không phải hàng thời trang, hoặc các mặt hàng quần áo đồng phục,…”. 

Đại dịch Covid-19 đã khiến khó khăn chồng chất khó khăn, tuy nhiên cũng có những cơ hội được sinh ra từ các khó khăn ấy. Ngành dệt may Việt Nam đã nhanh chóng thay đổi, thích nghi, đương đầu với khó khăn, thách thức để nắm bắt cơ hội bức phá vượt bậc trong tương lai.

Liên kết tạo nên sức mạnh

Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng, mất nguồn nguyên phụ liệu từ nước ngoài gây ra nhiều khó khăn. Việc này buộc họ phải tìm kiếm nguồn cung ứng trong nước để thay thế và vô hình chung kéo các doanh nghiệp Việt Nam đến gần nhau hơn. Theo VITAS (Hiệp hội Dệt may Việt Nam), nhiều nhãn hàng thời trang đã bày tỏ mong muốn tăng mua sản phẩm dệt may có nguồn gốc trong nước. Bên cạnh đó, yêu cầu về tiêu chuẩn nguồn gốc xuất sứ cũng thúc đẩy các nhà máy và nhãn hàng tăng cường mua bán nguyên vật liệu nội địa.

Theo bà Đỗ Quỳnh Chi, giám đốc Trung tâm nghiên cứu quan hệ lao động thông tin, thì xu hướng ngắn hạn và trung hạn của các doanh nghiệp là đa dạng hóa khách hàng, thị trường và sản phẩm. Còn về dài hạn thì hướng tới phát triển công nghệ xanh và tự động hóa. 

Có thể nói, người thành công chính là những người nắm bắt được cơ hội trong khó khăn. Các doanh nghiệp đẩy mạnh nhu cầu liên kết mua, bán nguyên phụ liệu trong nước, thay thế nguồn cung bị gián đoạn và giá thành cao, liên kết với nhau để học hỏi kinh nghiệm về máy móc, công nghệ, các tiêu chuẩn môi trường… cũng như chia sẻ đơn hàng giữa các doanh nghiệp với nhau.

>>>> Tìm hiểu thêm: Doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi sản xuất trong đại dịch Covid-19

Ngành dệt may và cơ hội “bức phá” trong tương lai

Ngày 6/2020, Việt nam trở thành nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất ở Mỹ – vị trí mà Trung Quốc nắm giữ trong nhiều năm liền. Ở thị trường Châu Âu, tuy nước ta chỉ mới chiếm khoảng 3% thị phần nhưng với hiệp định EVFTA có hiệu lực vào ngày 1/8/2020, dự báo xuất khẩu dệt may tăng 67% vào năm 2025. Các doanh nghiệp đã nhanh chóng đưa ra chiến lược trong 1-3 năm tới. Có tới 55,7% DN dự định thúc đẩy tự động hóa, 49,8% phát triển sản phẩm mới, 39,9% đa dạng hơn nữa sản phẩm và 41,5% đầu tư nâng cao kĩ năng lao động.

nganh-det-may-buc-phaSự trở lại của ngành dệt may trong tương lai

Sự liên kết chặt chẽ, chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp là giải pháp thông minh khiến các doanh nghiệp vượt qua thời kì khó khăn vì ảnh hưởng của đại dịch. Nhưng hiện tại Việt Nam vẫn chưa có cổng thông tin chính thức, toàn diện nào về ngành dệt may, nơi mà các doanh nghiệp có thể tìm kiếm đối tác hiệu quả. Phần lớn các doanh nghiệp phải “tự thân vận động” bằng cách tìm hiểu qua truyền miệng hoặc quan hệ cá nhân. 

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tích Hiệp hội Dệt may Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp chuyển đổi nhanh kết cấu mặt hàng truyền thống sang mặt hàng có khả năng thích ứng nhanh. Cùng nhau chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, kiến thức nhằm đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa. Đồng thời tối thiểu hóa sự sụt giảm doanh thu và lợi nhuận bằng việc quản trị chi phí, giữ vững chất lượng sản phẩm, bố trí lại lực lượng sản xuất và xác định lực lượng lao động chủ lực để cùng đồng hành với doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn khi thị trường chưa hồi phục.

Liên hệ với Retex qua:

📍 https://retex.com.vn

📞 0702222234

📩 business@retex.com.vn

Để lại bình luận