Doanh nghiệp nên chọn MES hay ERP?

Sự khác nhau giữa hệ thống lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp (ERP) và hệ thống điều hành sản xuất (MES) là gì? Đây là câu hỏi được nhiều nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm và thời gian qua cũng có khá nhiều nhầm lẫn trong hai thuật ngữ này, nhất là trong thời điểm hầu hết các doanh nghiệp đều có nhu cầu chuyển đổi số.

1. Sự xuất hiện của ERP và MES

ERP được viết tắt bởi Enterprise Resource Planning – được hiểu là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Phần mềm ERP là được dùng để quản lý mọi hoạt động trong doanh nghiệp, biến thông tin trở thành trung tâm hoạt động của doanh nghiệp.

Hệ thống điều hành sản xuất – Manufacturing Execution System (MES) là hệ thống thông tin kết nối, giám sát và kiểm soát các hệ thống sản xuất và luồng dữ liệu phức tạp tại nhà máy. Mục tiêu chính của MES là đảm bảo thực hiện hiệu quả các hoạt động sản xuất và cải thiện sản lượng sản xuất.

                                

1.1. ERP – Công nghệ nổi tiếng và đáng tin cậy

Một lựa chọn chắc chắn quen thuộc là lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp hay gọi là phần mềm ERP. Đây là một trong những phần mềm được sử dụng rộng rãi nhất trong nhiều ngành với khả năng quản lý, lưu trữ và sử dụng dữ liệu – giúp hoàn thành nhiều hoạt động kinh doanh hàng ngày: kế toán, tính lương, thu mua, đơn đặt hàng, quản lý dự án và rủi ro, và các hoạt động của chuỗi cung ứng.

>>>> Xem ngay: Tổng quan hệ thống ERP

1.2. MES – Đứa trẻ mới (mạnh mẽ) trong khối sản xuất

Hệ thống MES là hệ thống thông tin quản lý chuyên biệt cho khối sản xuất của doanh nghiệp. Trong mô hình này, MES trở thành yếu tố kết nối giữa việc điều hành sản xuất với hệ thống doanh nghiệp thông qua các giải pháp công nghệ bao gồm: IoT, ERP, CRM, HRM,… Nhằm tạo ra và cung cấp quy trình quản lý sản xuất hoàn hảo trong các nhà máy.

MES được sử dụng để thúc đẩy và quản lý chi tiết hoạt động sản xuất, bằng cách quản lý và báo cáo các hoạt động của nhà máy hay các xưởng sản xuất trong thời gian thực. Với chức năng giám sát và đồng bộ hóa các hoạt động sản xuất trên các nhà máy phân phối toàn cầu liên kết chúng trong thời gian thực để doanh nghiệp đạt hiệu suất tối ưu nhất.

>>>> Tìm hiểu thêm: Hệ thống MES trong sản xuất và cách ứng dụng hiệu quả

2. Lựa chọn hệ thống nào cho doanh nghiệp của bạn?

Cả hai hệ thống ERP và MES đều tập trung vào việc xử lý các dữ liệu liên thông theo các quy trình liên phòng ban. Tuy nhiên, trên thực tế thì các vấn đề xử lý của hai hệ thống cũng khác nhau. Hệ thống ERP sẽ tập trung vào các giao dịch tài chính trực tiếp và gián tiếp trên toàn bộ doanh nghiệp. Trong khi đó, hệ thống MES lại tập trung chuyên sâu vào xử lý cá quy trình thủ công giữa các công đoạn trong sản xuất, giám sát tiến độ, chất lượng và xử lý tại chỗ các vấn đề vướng mắc trong toàn bộ quá trình sản xuất.

Do vậy, trước khi đưa qua quyết định nhà quản lý cần tìm hiểu kỹ nhu cầu doanh nghiệp, bài toán gặp phải và hệ thống nào có thể giải quyết.

2.1. Nên sử dụng MES trong trường hợp nào?

Hệ thống MES là quyết định đúng đắn khi doanh nghiệp có các nhu cầu:

  • Tập trung vào gia công, sản xuất hàng loạt, liên tục
  • Doanh nghiệp cần kiểm tra sản phẩm khắt khe từ khâu nguyên vật liệu đầu vào 
  • Mỗi nhà máy, phân xưởng của công ty đều có quy trình khác nhau
  • Doanh nghiệp có nhu cầu theo dõi, kiểm tra, bảo dưỡng máy móc, thiết bị dụng cụ chặt chẽ

2.2. Nên sử dụng ERP trong trường hợp nào?

Hệ thống ERP phổ biến hơn bởi tính kiểm soát tổng thể thích hợp cho doanh nghiệp với phương thức vận hành phức tạp. Nên áp dụng hệ thống ERP khi:

  • Doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, phân xưởng có chung quy trình sản xuất
  • Doanh nghiệp cần quản lý đồng bộ nhiều phòng ban và các mảng khác ngoài sản xuất
  • Có nhu cầu phân tích, đánh giá khái quát toàn bộ số liệu hoặc đang gặp vấn đề trong việc quản lý tổng thể

2.3. Tích hợp MES và ERP là tiền đề cho nhà máy thông minh

Việc tích hợp hai hệ thống ERP và MES cho phép doanh nghiệp của bạn tận dụng năng lực cốt lõi của công nghệ. Việc tích hợp này là mối quan hệ cộng sinh cơ bản để đạt được hiệu quả trong quá trình quản lý cũng như điều hành hoạt động sản xuất.

Các hoạt động như lên kế hoạch cho máy móc và đảm bảo truy xuất nguồn gốc thông qua quản lý hàng loạt, tất cả đều được xử lý bởi phần mềm MES. MES cho phép các nhà sản xuất kết nối các hoạt động sản xuất với toàn bộ công ty. MES cung cấp cho ERP thông tin kịp thời, chẳng hạn như sử dụng thông tin về mức độ sản xuất, nguyên vật liệu,… Tích hợp MES vào ERP tăng khả năng chính xác của dự báo giúp các công ty giảm hàng tồn kho bằng cách tránh sản xuất thừa.

Hiểu đơn giản, hệ thống MES là sự hỗ trợ cho ERP. ERP đặt câu hỏi còn MES giải quyết những vấn đề. MES là một yếu tố quan trọng trong quản lý sản xuất của hệ thống ERP. Sự kết hợp giữa MES và ERP cho phép doanh nghiệp tận dụng năng lực cốt lõi của công nghệ, từ đó cải thiện tổng thể quy trình sản xuất. Đây chính là yếu tố quan trọng nhất để xây dựng nhà máy thông minh.

>>>> Cập nhập ngay: 5 lợi ích khi tích hợp ERP và MES trong quản lý sản xuất

4. Kết luận

Việc ứng dụng ERP và MES là xu thế tất yếu để hiện đại hóa nhà máy sản xuất, cũng như tự động hóa công nghiệp quy trình. Những điểm khác biệt nêu trên giữa ERP và MES là cơ sở để các nhà quản lý lựa chọn giải pháp phù hợp cho nhu cầu của doanh nghiệp tại những thời điểm nhất định. Nếu doanh nghiệp vẫn còn băn khoăn, đừng ngại ngần liên hệ với Retex – Nền tảng quản trị sản xuất ngành may theo thời gian thực để nhận được tư vấn miễn phí.

Liên hệ với Retex qua:

📍 https://retex.com.vn

📞 0702222234

📩 business@retex.com.vn

Để lại bình luận