Dệt may Việt Nam và những “cơ hội vàng” trên đấu trường quốc tế

Thế giới ngày càng có nhu cầu cao về dệt may và xu hướng chuyển dịch đang tiến đến với Việt Nam. Đứng trước những cơ hội “vàng” buộc doanh nghiệp Việt Nam phải nắm bắt cơ hội và chuyển đổi để phù hợp với xu thế của thời đại.

>>>> Bài viết tham khảo:

Truyền tải những cơ hội vàng cho ngành may mặc Việt Nam. Cần chuyển đổi số ngành may mặc để phù hợp với xu thế thời đại

Những cơ hội vàng cho ngành may mặc Việt Nam

1. Thị trường tiềm năng lớn:

Liên minh châu Âu là một thị trường rộng lớn hàng năm, thị trường EU có nhu cầu nhập khẩu trên 100 tỷ USD hàng may mặc. Trong khi đó, năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU đạt trên 4 tỷ USD. Như vậy, tiềm năng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường này còn rất lớn. Việt Nam đang tham vọng đặt chân vào cuộc đua khốc liệt của ngành công nghiệp dệt may toàn cầu.

2. Cơ hội mới cho nền dệt may Việt Nam trong bối cảnh đại dịch:

“Cơn bão” dịch bệnh Covid-19 không chỉ tác động tiêu cực đến thu nhập của người lao động cũng như doanh thu của doanh nghiệp mà đang đem đến cơ hội “vàng” để ngành dệt may Việt Nam chuyển mình. Việc tung ra thị trường mặt hàng khẩu trang/đồ bảo hộ được coi là đòn bẩy, cứu cánh để doanh nghiệp dệt may Việt Nam “biến” những thách thức thành cơ hội thuận lợi mới.

3. Xu hướng phát triển may mặc từ thị trường EVFTA:

Theo đánh giá và nhận xét của các chuyên gia, hiệp định EVFTA (European-Vietnam Free Trade Agreement) sẽ thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang châu Âu, từ đó đẩy nhanh tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới. Nguồn lợi trực tiếp của EVFTA mang lại là việc ngành Dệt may sẽ được hưởng lợi nhiều nhất do thuế giảm mạnh và thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

4. Cơ hội mở cửa từ thị trường EU:

Với mức tăng trưởng hàng năm tương đối cao, cùng với Hiệp định thương mại Việt Nam – EU mới được ký, ngành Dệt may đang đứng trước những cơ hội bứt phá và mở rộng thị trường tại EU. Đây chính là động lực không nhỏ thúc đẩy ngành dệt may tiếp tục phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

5. Tác động từ cuộc cách mạng công nghệ đến ngành công nghiệp may mặc Việt Nam:

Cuộc cách mạng khoa học công nghiệp 4.0 kéo theo sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã có tác động tích cực đến ngành Dệt may Việt Nam. Ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư máy móc, công nghệ, dây chuyền hiện đại để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, trong đó có thị trường khó tính EU. Để có thể bắt kịp được xu hướng chung của thị trường, các doanh nghiệp cần chuyển đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang quản lí bằng hệ thống phần mềm [tại đây]

Những cơ hội “ vàng” đã tạo động lực cho nền công nghiệp Dệt may Việt Nam có những bước nhảy vọt vượt bậc trong sản xuất. Dần dần tiến xa hơn trong công cuộc chinh phục thị trường các quốc gia khác trên đấu trường Quốc tế. 

Liên hệ với Retex qua: 

📍 https://retex.com.vn

📞 0702222234

📩 business@retex.com.vn

2 Comments

Để lại bình luận