Sản xuất tinh gọn trong công nghiệp 4.0: Lời giải tối ưu cho các nhà máy

so-hoa-chuoi-cung-ung

Mặc dù các nguyên tắc tinh gọn từ lâu đã được sử dụng trong sản xuất để nâng cao hiệu quả và giảm lãng phí. Tuy nhiên, việc kết hợp giữa Lean – tinh gọn và Digital – công nghệ số là một trong những hướng đi giúp Lean vượt qua các giới hạn truyền thống, giúp các nhà điều hành đưa việc tối ưu vận hành lên một tầm cao mới.

>>> Đọc thêm: 

Từ Sản xuất tinh gọn đến Sản xuất tinh gọn số trong ngành may

Phần mềm quản lý may mặc – Quản lý và tạo lập đơn hàng dễ dàng

Digital Lean – Tinh gọn trong môi trường sản xuất số

Mục đích của việc sử dụng Lean là để tìm giải pháp giải quyết 7 yếu tố lãng phí trong sản xuất và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Thông thường, để phát hiện các yếu tố lãng phí, người điều hành sản xuất cần trải qua việc quan sát thực tế tại phân xưởng và phân tích các dữ liệu thống kê. Trước khi có công nghệ số xuất hiện, các nhiệm vụ này tương đối khó khăn và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm từ một số ít người có kiến thức và kinh nghiệm về sản xuất tinh gọn. Bản thân việc này gây ra một trở ngại là khó áp dụng Lean ở diện rộng trong tổ chức, gây ra các điểm thắt nút cổ chai – một vấn đề đi ngược lại nguyên tắc Lean.

Sự phát triển của công nghệ số dường như đã giải quyết khá hiệu quả nút thắt này. Với sự tham gia của các công nghệ mới như tự động hóa, IoT, dữ liệu lớn, AI,…các thông tin sản xuất được thu thập một cách toàn diện và tạo nên bức tranh toàn cảnh cho người vận hành.

Giảm thiểu lãng phí: Lean truyền thống so với Lean kỹ thuật số

1. Sản xuất thừa (Overproduction)

Tinh gọn truyền thống giảm thiểu tình trạng sản xuất thừa gây ra, bởi sự không đồng bộ giữa cung và cầu.

Digital Lean cung cấp khả năng hiển thị theo thời gian thực để chủ động điều chỉnh hiệu suất, tránh tạo ra những sản phẩm không cần thiết

2. Hàng tồn kho (Inventory)

Phương pháp tinh gọn cho phép chỉ được sản xuất với số lượng cần thiết, vào thời điểm cần thiết.

Cải thiện hoạt động vận hành thông qua các giải pháp trực quan hóa theo thời gian thực trên từng công đoạn để xác định các tồn kho không mong muốn.

3. Hàng lỗi (Defect)

Thiết kế sản phẩm và quản lý quy trình kém làm gia tăng lỗi trong toàn bộ chuỗi cung ứng, gây ra việc làm lại và tốn chi phí. Lean truyền thống giúp giảm thiểu lỗi bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn cho quy trình, thiết bị và sản phẩm.

Digital Lean giám sát hoạt động sản xuất liên tục, bất kì sự sai sót nào sẽ được thông báo ngay lập tức và khắc phục lỗi tức thì. Digital Lean còn chỉ ra nguyên nhân gây ra lỗi để nhà điều hành có kế hoạch cải tiến trong tương lai.

4. Xử lý thừa (Over processing)

Việc xử lý thừa diễn ra khi tiêu chuẩn và quy trình chưa rõ ràng. Người lao động dành nhiều thời gian để tạo ra sản phẩm vượt quá yêu cầu của khách hàng. Để giải quyết vấn đề này, sản xuất tinh gọn truyền thống đề cao việc chuẩn hóa quy trình, tiêu chuẩn và tập trung vào quản lý chất lượng.

Hoạt động vận hành trong nhà máy được số hóa lên một phiên bản số, giúp nhà sản xuất dễ dàng theo dõi, đánh giá các hoạt động và tránh được sai sót xảy ra trong quá trình vận hành.

5. Thời gian chờ (Waiting)

Mỗi phút giây công nhân, máy móc không tạo ra giá trị đồng nghĩa với lãng phí. Sản xuất tinh gọn tập trung tối ưu kế hoạch sản xuất, công tác vận hành trong nội bộ, để giảm thời gian chờ đợi giữa các khâu, đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả.

Công nghệ trực quan hóa trong thời gian thực cũng giúp nhà quản lý theo dõi, xác định nhanh các nút thắt cổ chai và đưa ra những mô phỏng kích bản tối ưu hoá. Từ đó, giải quyết những đình trệ trong sản xuất, giảm thời gian chờ.

6. Vận chuyển thừa (Transportation)

Vận chuyển không cần thiết của sản phẩm và vật liệu. Ứng dụng Lean để tối ưu về khả năng di chuyển của máy móc và công nhân. Áp dụng công cụ 5S để khu vực sản xuất luôn ngăn nắp và thuận lợi cho vận chuyển.

Tinh gọn số có thể định lượng thời gian vận chuyển cần thiết cho mỗi sản phẩm hoặc quy trình, cho phép xác định và sắp xếp hợp lý hoá hơn.

7. Thao tác thừa (Motion)

Thiết kế dây chuyền kém và làm tăng chuyển động không cần thiết, dẫn đến tình trạng tăng giá trị không cần thiết. Sản xuất tinh gọn giải quyết các chuyển động không tạo thêm bất kỳ giá trị nào cho sản phẩm và góp phần kéo dài thời gian sản xuất.

Gia tăng hiệu quả Lean Manufacturing nhờ sử dụng công nghệ thực tế ảo (VR), công nghệ cho phép đánh giá các bước thực hiện của công nhân. Đưa ra các công thức chuẩn nhằm dễ dàng đánh giá và kiểm soát quy trình sản xuất.

Digital Lean – trái ngọt đòi hỏi sự kiên trì

Ứng dụng công nghệ số trong sản xuất tinh gọn là một chặng đường dài đối với các nhà máy trong đó đòi hỏi sự đầu tư lớn trong cả nhân lực và vật lực. Bên cạnh đó, việc tạo ra chiến lược  dài hạn cho doanh nghiệp đòi hỏi sự kiên trì của toàn bộ tổ chức, đặc biệt là ban lãnh đạo. 

Nếu thiếu sự thống nhất trong tầm nhìn và kế hoạch hành động, rất khó đi tới đích và đạt hiệu quả bền vững. Đằng sau những khó khăn này đó là sản xuất tinh gọn trên môi trường số hứa hẹn mang lại những lợi ích hữu hình cho các nhà máy. Tin tốt cho hầu hết các doanh nghiệp hiện nay là sự bùng nổ của công nghệ số, rất nhiều câu hỏi hóc búa có thể được giải đáp thông qua môi trường số với chi phí và nỗ lực ít hơn rất nhiều (một yếu tố tuyệt vời đảm bảo tiêu chí của Lean).

Một nghiên cứu của Bain & Company cho thấy rằng việc áp dụng sản xuất tinh gọn số có thể giúp doanh nghiệp tiết giảm lên tới 30% chi phí sản xuất – so với mức 15% chỉ áp dụng sản xuất tinh gọn truyền thống.

Một nghiên cứu khác của Deloitte cũng chỉ ra rằng sản xuất tinh gọn số có thể cải thiện hiệu suất thiết bị lên 10% – 30% và giúp sản xuất an toàn, bền vững trong sản xuất lên 3% – 10%.

digital-lean

Câu chuyện thành công: Nhà máy tinh gọn số của Vinatex Đà Nẵng

Từ 2021, Vinatex Đà Nẵng bắt đầu xây dựng chương trình nhà máy tinh gọn số của mình với quy mô 1000 công nhân. Vinatex Đà Nẵng cùng với các chuyên gia trong lĩnh vực Lean Digital (Retex) đã thực hiện chuyển đổi số toàn bộ quy trình và hướng đến 3 mục tiêu chính: Giảm chi phí, tăng năng suất và có khả năng mở rộng.

Sau hơn 1 năm thực hiện Chuyển đổi số, Vinatex Đà Nẵng đã nâng cao được năng suất đến 10% và tiết kiệm 15% chi phí không cần thiết. Với sự đổi mới này, Vinatex Đà Nẵng đã liên tục cải tiến trong tổ chức, từ đó nâng cao vị thế trong ngành Dệt may. 

Bằng kiến thức chuyên môn Retex về sản xuất tinh gọn (Lean) kết hợp với khả năng triển khai hệ thống quản trị sản xuất (Digital), các doanh nghiệp dệt may có thể nhân đôi lợi ích, bằng cách đảm bảo chất lượng cao nhất có thể, chi phí thấp nhất có thể và thời gian thực hiện ngắn nhất có thể. Liên hệ với chúng tôi tại đây để xây dựng nhà máy sản xuất tinh gọn số.

>>> Đọc thêm: 

Để lại bình luận