Những vấn đề bất cập trong quản lý kho và giải pháp khắc phục

Kho hàng chính là nơi lưu trữ và bảo quản nguyên vật liệu, hàng hoá của nhà xưởng. Quản lý kho hàng được xem là công việc khó nhất cũng là quan trọng bởi hàng hóa thường đa dạng và có nhiều thay đổi nên dẫn đến nhiều khó khăn trong việc quản lý. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê một số bất cập mà doanh nghiệp hay gặp phải khi quản lý kho hàng và giải pháp khắc phục chúng. 

>>> Tìm hiểu thêm: Hệ thống quản lý kho thông minh

5 bất cập thường gặp trong quản lý kho

Kiểm tra hàng hoá kém hiệu quả

Các công việc trong kho hàng có thể kể đến như: quản lý đầu vào, đầu ra của nguyên phụ liệu, tổ chức sắp xếp quá trình giao nhận hàng, giám sát quá trình mua hàng, quản lý hàng hóa, hàng tồn trong kho hàng, lên kế hoạch nhập hàng hóa định kỳ, chủ động giải quyết công việc liên quan trong nội bộ kho hàng và các bộ phận liên quan… Và có rất nhiều các công việc phát sinh khác nữa. Khi mà số lượng hàng hóa quá nhiều và có trăm, nghìn chủng loại mặt hàng cộng thêm công việc bận rộn thì việc kiểm tra sẽ cực kỳ khó khăn. 

Khó cập nhật chính xác lượng tồn kho

Nếu như các quy trình trong kho đều được quản lý và thực hiện thủ công. Trong trường hợp số lượng công việc quá nhiều, dễ dẫn đến tình trạng trì trệ trong quá trình cập nhật liên tục số lượng hàng tồn kho, đặc biệt là với những kho hàng lớn. Hơn thế nữa, những con số báo cáo thường dựa trên giấy tờ là chủ yếu chứ không phải căn cứ vào số lượng tồn thực tế ở trong kho nên việc cập nhật số lượng hàng tồn kho trở nên rất khó khăn. 

Quản lý thủ công mất nhiều thời gian

Hiện nay, đa số các quy trình trong kho đều được quản lý và thực hiện thủ công thông qua sổ sách hay Excel. Mặc dù cần thiết trong một số trường hợp, nhưng các thủ tục và tác vụ thủ công này thường tiềm ẩn nhiều rủi ro sai sót, tốn thời gian và tăng chi phí lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và độ hiệu quả quản lý kho. Bên cạnh đó, quy trình xuất nhập hàng hóa cũng chưa được tổ chức một cách chuyên nghiệp. Chính điều này, nhiều khi đã gây nên những nhầm lẫn không đáng có trong công tác quản lý hàng hóa.

Bố trí không gian không tối ưu

Nếu sắp xếp hàng hóa trong kho một cách khoa học sẽ giúp bạn tiết kiệm được diện tích kho bãi, thời gian, sức lực đồng thời làm tăng năng suất lao động cùng việc tra xuất, quản lý, kiểm soát thuận tiện, dễ dàng hơn. Và ngược lại, nếu như hàng hóa trong kho không được sắp xếp hợp lý, không được phân ra thành từng loại hàng khác nhau có thể bạn sẽ gặp nhiều vấn đề như: phải tốn rất nhiều thời gian để tìm kiếm hàng hóa, khó di chuyển khi lấy hàng, chuột bọ cắn phá hàng, không kiểm soát được hàng lâu ngày…

Không kiểm tra kho hàng thường xuyên

Nhiều doanh nghiệp thường mắc sai lầm nghiêm trọng khi quản lý kho. Không thường xuyên kiểm tra hàng tồn kho của mình vì lo sợ kho quá rộng, hàng hóa quá nhiều và không muốn kiểm tra chặt chẽ số lượng, tình trạng hàng hóa trong kho. Điều này dẫn đến việc hàng hóa bị mất mát, hư hỏng, hết hạn sử dụng mà người kinh doanh không hề hay biết, đến khi cần tái sử dụng lại không đáp ứng được nhu cầu…

Giải pháp tối ưu công việc trong quản lý kho 

Xét về vấn đề chi phí, bao gồm chi phí lao động, chi phí hàng tồn kho, chi phí vật tư, thiết bị máy móc,…Inbound Logistics ước tính rằng chi phí lao động chiếm khoảng 65% ngân sách hoạt động của hầu hết các nhà kho, trong khi Gartner cho rằng doanh nghiệp chi trung bình từ 25% đến 35% ngân sách cho chi phí hàng tồn kho!

Giải pháp kho thông minh Retex

>>> Tham khảo thêm: Xu hướng mô hình Kho thông minh cho doanh nghiệp sản xuất

Nếu các doanh nghiệp cũng đang gặp những vấn đề trong việc quản lý tồn kho, thì cách hiệu quả nhất chính là lựa chọn các giải pháp quản lý kho thông minh. Các doanh nghiệp có thể tham khảo hệ thống quản lý kho của Retex là một sự lựa chọn đáng tin cậy. Đây là giải pháp giúp nâng cao hiệu quả quản lý kho, qua đó giảm thiểu các chi phí tồn kho thông qua việc:

  • Cung cấp khả năng hiển thị trực quan hoá theo thời gian thực về: hàng tồn kho, tình trạng sản phẩm/ nhà kho, chi phí lưu kho, thời gian xuất/ nhập kho…
  • Tự động hoá các nhiệm vụ lặp lại như xuất, nhập, chuyển kho, kiểm kê bằng QR code…
  • Quản lý Just in time: đúng sản phẩm – đúng số lượng – đúng nơi – đúng thời điểm cần thiết

Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, sản xuất ổn định là chưa đủ – mỗi doanh nghiệp đều cố gắng tìm cho riêng mình một lợi thế cạnh tranh. Các doanh nghiệp cần ý thức được sự cần thiết phải chuyển đổi số để không bị bỏ lại trong cuộc đua phát triển. Điều quan trọng hơn, doanh nghiệp cần tìm một đơn vị uy tín để đồng hành trên hành trình triển khai hệ thống quản lý kho phù hợp nhất với nhu cầu của mình. 

Liên hệ ngay với chúng tôi để được nhận tư vấn nhà kho thông minh miễn phí! 

Để lại bình luận