Tại sao nhà máy cần có hệ thống MES dù đã có ERP?

tich-hop-mes-va-erp

Trong nền sản xuất hiện đại, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đến từ tự động hóa thông qua ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến như MES, ERP. Tuy nhiên, việc triển khai một phần mềm hiện đại, đặc biệt khi nó cho phép doanh nghiệp của bạn quản lý tổng thể mọi nguồn lực như ERP thì các nhà máy sẽ đứng trước những băn khoăn về việc: Liệu có thực sự cần tích hợp hệ thống MES khi doanh nghiệp đã có ERP?

Bài viết dưới đây Retex sẽ giúp bạn giải quyết một băn khoăn này 

>>> Tìm hiểu thêm: Chuyển đổi số ngành dệt may – Bước tiến thời đại

Phân biệt hệ thống MES và ERP

Để bắt kịp thời đại số 4.0, rất nhiều doanh nghiệp sản xuất đã đầu tư những khoản tiền khổng lồ cho một phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP. Lý do được đưa ra chính là sự phổ biến của hệ thống ERP với khả năng tích hợp quản lý tất cả các khía cạnh của hoạt động kinh doanh & sản xuất, bao gồm lập kế hoạch, phát triển sản phẩm, quy trình sản xuất, tài chính, bán hàng và tiếp thị.

Tuy vậy, cần nên nhớ ERP chỉ đóng vai trò một phương tiện chia sẻ thông tin trong toàn bộ tổ chức, chứ không thể thực hiện kiểm soát và vận hành chính xác quá trình sản xuất. 

Lý do lớn nhất là bởi ERP nằm ở tầng thứ 4 trong tháp hệ thống sản xuất tích hợp CIM – tầng lên kế hoạch, trong khi chưa có hệ thống quản trị điều hành sản xuất MES – tầng thứ 3.

he-thong-mes

Theo tháp CIM, không có MES đồng nghĩa với việc thiếu đi tầng kết nối trung gian giữa ERP và các tầng thực thi sản xuất phía dưới (tầng 1, 2). Khi đó, việc trao đổi thông tin giữa ERP và sản xuất thực thi sẽ thông qua các thao tác thủ công như ghi chép, bảng biểu, excel, form. 

Mặc dù ERP hoạch định nguồn lực một cách tự động và thông minh, nhưng dữ liệu đầu vào cho hệ thống ERP lại có thể xảy ra sai sót. Việc này dẫn đến việc ERP hoạt động không hiệu quả và không đạt được yêu cầu của tổ chức khi đầu tư. Trong sản xuất, các giải pháp ERP thường được sử dụng kết hợp với các hệ thống phần mềm chuyên dụng khác, đặc biệt là hệ thống MES.

MES có nhiệm vụ thu thập thông tin dữ liệu sản xuất để chuyển lại về tầng 4. Để làm được điều này, MES thực hiện kiểm soát và vận hành chính xác quá trình sản xuất. MES hỗ trợ theo dõi toàn diện các mặt của hoạt động sản xuất (hàng tồn kho, nguyên phụ liệu, bảo trì máy móc,…), giúp doanh nghiệp cập nhật hoạt động sản xuất tức thời, thúc đẩy quá trình kiểm tra sản phẩm, tối ưu hóa nguồn lực và quản lý quy trình sản xuất theo thời gian thực.

>>> Đọc thêm: Doanh nghiệp nên chọn MES hay ERP 

Tại sao cần tích hợp MES và ERP?

Có thể nhận thấy hai hệ thống ERP và MES mặc dù có một số phần giống nhau, nhưng tính chất dữ liệu và mục tiêu quản trị là khác nhau, không gây ra sự trùng lặp khi ứng dụng. Việc triển khai hai hệ thống giúp nhà máy quản trị chi tiết ở từng phòng ban, các quy trình liên phòng ban. Hơn nữa, doanh nghiệp có cái nhìn sâu hơn và tổng quan hơn về toàn bộ hoạt động sản xuất của mình.

ERP biết “tại sao”, trong khi MES biết “làm thế nào”

ERP chủ yếu hỗ trợ các quyết định chiến lược, trong khi MES hỗ trợ việc thực hiện quy trình sản xuất một cách chính xác và hoàn chỉnh. Do đó, hai hệ thống này được tích hợp cho phép cơ sở sản xuất đáp ứng liền mạch các nhu cầu của từng khách hàng, nhà quản lý, nhà cung cấp và thậm chí cả nhân viên nội bộ.

Thời gian thực – yếu tố quan trong trong quy trình sản xuất

Ở cấp độ ERP, một thay đổi chiến lược đơn lẻ được quản lý có thể tạo ra khối lượng thay đổi cao hơn khoảng 10 lần ở cấp độ sản xuất. Vì vậy, hệ thống MES phải được sắp xếp và bố trí cụ thể để cho phép cả chất lượng và thời gian thay đổi diễn ra nhanh chóng và chính xác trong thời gian thực.

Có lợi thế cạnh tranh chính khi đạt hiệu quả về chuỗi cung ứng

 Việc tích hợp thông tin chỉ có thể được thực hiện thông qua sự liên kết của tất cả các cấp, từ tầng sản xuất trở lên. Chỉ với việc trao đổi thông tin kịp thời, chính xác liên tục và hiệu quả, mà hệ thống MES đạt được, thì chuỗi cung ứng mới có thể hoạt động hiệu quả.

Một ví dụ từ ngành công nghiệp dệt may: Giả sử một bộ phận được lắp đặt trong nhà máy sản xuất dệt may không mang lại hiệu suất như đã thống nhất. Tất cả các bộ phận khác buộc phải chứng minh rằng vấn đề không nằm ở phía họ. Nếu họ không thể chứng minh được điều này, họ sẽ bị yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp khẩn cấp. 

>>> Tìm hiểu thêm: 5 lợi ích khi tích hợp MES và ERP

Tích hợp ERP/MES là một bước quan trọng hướng tới công nghiệp 4.0

Với các doanh nghiệp sản xuất hiện đại có mục tiêu vươn tầm quốc tế và khu vực, việc tích hợp hai hệ thống ERP và MES là hoàn toàn cần thiết. Theo đó, ERP và MES sẽ cho phép doanh nghiệp của bạn tận dụng năng lực cốt lõi của công nghệ để tối ưu hoạt động sản xuất và kinh doanh đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp về Q – C – D (Quality – Chất lượng, Cost – Chi phí, Delivery – Tiến độ).

Có thể thấy, nếu doanh nghiệp của bạn chưa triển khai tích hợp ERP và MES, bạn nên xem xét về việc triển khai kế hoạch này càng sớm càng tốt. Vì như đã phân tích, việc triển khai các giải pháp công nghệ hiện đại trong sản xuất tạo ra cơ sở để công ty của bạn thành công trong thời đại kỹ thuật số 4.0.

Lựa chọn Retex cho giải pháp MES

Retex hân hạnh và cam kết đồng hành với doanh nghiệp sản xuất trên hành trình tiên phong ứng dụng MES và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn.  Với đội ngũ kỹ thuật cao cùng kinh nghiệm là đối tác của các doanh nghiệp Việt Nam, Retex chuyên cung cấp các phần mềm & giải pháp toàn diện cho khách hàng có nhu cầu cá nhân hóa sản phẩm và có khả năng mở rộng quy mô cao trong mọi ngành công nghiệp sản xuất. 

Hãy liên hệ với chúng tôi, bạn sẽ nhận được kết quả hiện thực hóa mục tiêu thay đổi toàn diện và tối ưu trong việc quản lý nhà máy của bạn.

Liên lạc với Retex qua:

📍 https://retex.com.vn

📞 0702222234

📩 business@retex.com.vn

Để lại bình luận