
Chuyển đổi số là một quá trình tất yếu, là kim chỉ nam và công cụ vô cùng cần thiết cho ngành sản xuất nói chung và ngành dệt may nói riêng. Đồng thời, nó có tác động vô cùng lớn đến hoạt động và sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam.
>>>> Nội dung liên quan:
- “Vắc-xin công nghệ” hoá giải thách thức cho doanh nghiệp dệt may
- Chuyển đổi số thành công nhờ công nghệ Retex
Chuyển đổi số “vượt bão” thành công
Trong giai đoạn Covid-19, các doanh nghiệp bắt đầu làm việc tại nhà, tổ chức các cuộc họp và giao việc đều trực tuyến. Sự thay đổi quá nhanh khiến nhiều người không kịp gọi tên. Những thay đổi rất nhanh đến mức nhiều người chưa kịp gọi tên, thật ra chính là câu chuyện đã được nói rất nhiều thời gian gần đây: Chuyển đổi số.
Cách hiểu chung nhất, chuyển đổi số trong tổ chức, doanh nghiệp là quá trình chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số thông qua ứng dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (big data) và Internet vạn vật (IoT), Điện toán đám mây (cloud)… Thay đổi về phương pháp làm việc, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa doanh nghiệp.
Đây là yếu tố mang lại nhiều lợi ích như cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo. Qua đó, hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao… Vì vậy, các doanh nghiệp dệt may cần tích cực áp dụng các công nghệ mới vào hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, nâng cao hiệu suất và chất lượng cũng như đẩy mạnh giá trị cạnh tranh.
Kỳ vọng về chuyển đổi số của các doanh nghiệp
Giữa thời đại 4.0 thay đổi chóng mặt, không phải “cá lớn nuốt cá bé mà cá nhanh nuốt cá chậm”, chuyển đổi số không chấp nhận sự lừng khừng, nửa vời, trì trệ. Lợi ích nhìn thấy rõ là: không cần phải dành ra một khoảng không để lưu trữ hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, tiết kiệm thời gian sắp xếp tài liệu, tìm kiếm cũng đơn giản hơn; việc số hóa dữ liệu kết hợp với những công cụ bảo mật tốt có thể tăng cường sự an toàn khi lưu trữ; dễ kiểm soát, lên kế hoạch…
Chuyển đổi số đã giúp nhiều doanh nghiệp gặt hái được quả ngọt giữa đại dịch, nhưng cần gắn liền với thay đổi tư duy và phương thức sản xuất, kinh doanh chứ không đơn thuần là mua những nền tảng công nghệ về ứng dụng. Theo nguồn Viện Phát triển doanh nghiệp, trước đại dịch Covid-19, hơn 50% doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ số. Và mỗi doanh nghiệp đều có những khó khăn, trở ngại khác nhau, từ đó họ có những kỳ vọng về công nghệ số hoá để giải quyết vấn đề của mình.
Bảng thống kê kỳ vọng của các doanh nghiệp khi ứng dụng công nghệ số
Do đó, để ứng dụng công nghệ số thì nên bắt đầu từ chính nhu cầu nội tại hay chính nỗi đau mà doanh nghiệp gặp phải thay vì những thúc ép từ phía bên ngoài, một trào lưu của xã hội hoặc sự hoảng loạn trước tình hình dịch bệnh như hiện nay.
>>>> Tìm hiểu thêm: Phần mềm quản lý sản xuất may mặc Retex – Quản lý và tạo lập đơn hàng dễ dàng
Những rào cản trên hành trình chuyển đổi số
Cả nước hiện mới chỉ có 15% doanh nghiệp đang có kế hoạch chuyển đổi số, còn hơn 70% doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn gặp nhiều rào cản trong chuyển đổi số và phản ứng thụ động với thay đổi của thị trường.
Nhưng rào cản lớn nhất không phải là vốn hay công nghệ mà chính là nhận thức của người lãnh đạo. Hầu hết lãnh đạo doanh nghiệp hiện nay nghe nhiều, nói nhiều về chuyển đổi số nhưng hành động thì rất ít. Tham dự nhiều hội nghị, hội thảo về lĩnh vực chuyển đổi số quá nhiều nhưng lãnh đạo các doanh nghiệp vẫn ít có chuyển biến. Họ thường trì hoãn việc chuyển đổi số vì mấy lý do: hiện tại đang ổn; còn lúng túng, không biết làm thế nào; không sẵn sàng thay đổi (hoặc sợ thay đổi). Vì vậy, chuyển đổi số phải bắt đầu từ tư duy người lãnh đạo đến xây dựng hạ tầng, đào tạo nhân sự và cuối cùng là yếu tố công nghệ.
>>>> Xem thêm:
- Công ty may Phú Tường áp dụng công nghệ quản lý Retex
- Top 5 phần mềm quản lý sản xuất ngành may tốt nhất hiện nay
Tạm kết:
Để doanh nghiệp dệt may thích ứng được với sự phát triển công nghệ hiện nay, phần mềm quản lý sản xuất theo thời gian thực Retex đã ra đời để đáp ứng được mọi nhu cầu và mong đợi của các nhà điều hành. Phần mềm Retex giúp doanh nghiệp có được thông tin rõ ràng, nhất quán từ các bộ phận, theo dõi tiến độ sản xuất mọi lúc, mọi nơi, hỗ trợ nhà quản lý đưa ra quyết định một cách nhanh chóng và chính xác. Ứng dụng Retex nhằm đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số ngành may cũng như giúp các doanh nghiệp khẳng định vị thế trên thị trường dệt may trong nước và Quốc tế.
Contact Retex via:
https://retex.com.vn
0702222234
business@retex.com.vn