Thoả thuận Brexit mang lại cơ hội và thách thức cho ngành dệt may

thi-truong-det-may-viet-nam

Việc Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu EU, hay còn gọi là sự kiện Brexit, đã thu hút được quan tâm của dư luận thế giới suốt từ năm 2016 và trở nên nóng hơn trong thời gian gần đây. Bởi vấn đề này không chỉ gây chấn động trên toàn Vương quốc Anh, mà còn tác động đến kinh tế của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, sự kiện Brexit trổi dậy sau đại dịch Covid-19 đã mang lại cả cơ hội lẫn thách thức cho ngành dệt may Việt Nam.

1. Những thách thức mà Brexit ảnh hưởng đến trực tiếp đến ngành dệt may Việt Nam:

  • Theo cam kết, sau 6 năm UKVFTA có hiệu lực, Anh sẽ xoá bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Khi Anh rời khỏi EU, chính sách thuế quan của EU có thể được điều chỉnh làm ảnh hưởng đến Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA). Bên cạnh đó, quan hệ thương mại của Việt – Anh trong thị trường dệt may sẽ bị ảnh hưởng do chính sách thương mại và thuế quan của Anh sẽ thay đổi sau hậu Brexit.
  • Có thể đánh giá, sau khi ký kết Hiệp định thương mai tự do với EU. Các sản phẩm của ngành dệt may được hưởng lợi trực tiếp đến thị trường chung của đất nước. Kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng dệt may sẽ bị ảnh hưởng do EU là thị trường rất quan trọng của Việt Nam, thị trường này lại đang gánh chịu những biến đổi lớn về quy mô, sức ổn định.
  • Trong nhiều năm qua, Anh đã trở thành thị trường lớn thứ hai tại châu Âu (sau Đức) đối với hàng xuất khẩu Việt Nam. Quan hệ thương mại Việt Nam-Anh phát triển theo chiều hướng có lợi cho nhiều sản phẩm Việt Nam thể hiện qua mức xuất siêu khoảng gần 5 tỷ USD/năm. Sau khi Anh rút khỏi EU sẽ tác động trực tiếp lên nguồn thu của toàn ngành, đặc biệt là ngành dệt may Việt Nam.

2. Brexit mang lại những cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam:

co-hoi-thach-thuc-nganh-det-mayCơ hội và thách thức ngành dệt may trong tương lai sau sự kiện Brexit

  • Lợi ích chính đối với ngành dệt may Việt Nam là hàng hoá giữa EU và UK sẽ không bị đánh thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, hàng hóa đó phải lưu chuyển trong phạm vi nước Anh hoặc các nước thành viên EU (trong đó có Việt Nam). Theo đó, nếu vải hoặc sợi được sản xuất tại Anh hoặc nước thành viên EU theo một trong những quy trình sản xuất quy định trong thỏa thuận thì sản phẩm dệt đó sẽ được áp dụng điều khoản miễn thuế (xem thông tin chi tiết tại trang 446 của thỏa thuận).
  • Đối với một số sản phẩm nhất định, dệt kết hợp với nhuộm; nhuộm sợi kết hợp với dệt; dệt kết hợp với in có thể được áp dụng quyền miễn thuế thương mại và xuất xứ theo thỏa thuận.
  • Các điều khoản khác liên quan đến hỗ trợ tự nguyện, bắt buộc và các biện pháp kiểm soát liên kết đồng thời được quy định tại phần về hải quan, gồm cả việc chống hàng giả (xem từ trang 1 đến trang 126). Điều này đặc biệt quan trọng với UK (ngoại trừ Bắc Ai-len theo nghị định thư đặc biệt) hiện đã rời khỏi EU.
  • Thỏa thuận thiết lập lên các hệ thống liên lạc giữa UK và Cục Cảnh sát Châu Âu (Europol) và Cục Tư pháp Châu Âu (Eurojust), giúp các công ty chống lại nạn cướp biển và làm hàng giả. Thêm vào đó, thỏa thuận còn có phần quy định về thương mại kỹ thuật số, yêu cầu hai bên phải cam kết bảo vệ người tiêu dùng (những người thực hiện mua bán thương mại điện tử) khỏi gian lận và các hành vi lừa đảo thương mại.
  • Cuối cùng, đây khó có thể là thỏa thuận cuối cùng giữa UK và EU về các quy tắc thương mại của vải. Một Hội đồng Đối tác đầy quyền lực sẽ được thành lập để thực thi thỏa thuận và thay đổi thỏa thuận, trong đó UK và EU có quyền phủ quyết với các sửa đổi đó.

Liên hệ với Retex qua:

📍 https://retex.com.vn

📞 0702222234

📩 business@retex.com.vn

Để lại bình luận