
Cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra một cách bùng nổ, làm thay đổi bối cảnh của nền kinh tế toàn cầu và ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. Chính sự tác động này đã đặt ra bài toán cải cách cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt là ngành dệt may – một ngành thâm dụng lao động. Ứng dụng IoT trong ngành dệt may để tạo ra những “nhà xưởng thông minh” là bước chuyển mình lớn. Từ đó, tạo nên sự đột phá cũng như thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước tiên tiến. Và sớm thực hiện được mục tiêu trở thành nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại.
>>> Đọc thêm: Giải pháp xây dựng nhà xưởng thông minh ngành dệt may
Nhà xưởng thông minh là gì?
Theo Phó giáo sư Kim Eui Hwa của đại học Shinhan Hàn Quốc thì Nhà xưởng thông minh trong công nghệ dệt – may được hiểu là nhà máy mà ở đó tất cả các thông tin về sản xuất được chia sẻ và sử dụng trong thời gian thực nhằm mục đích tối ưu hóa hoạt động sản xuất.
Mô hình nhà máy thông minh nói chung, áp dụng trong dệt may nói riêng sẽ bao gồm tất cả các khâu trong quy trình sản xuất: Từ khi chưa có đơn hàng cho tới khi hoàn thiện sản phẩm và xuất tới các đại lí hay tới tay người tiêu dùng.
Nhà xưởng thông minh là sự kết nối giữa phần mềm ứng dụng với hệ thống máy móc, thiết bị được kết nối Internet (IoT). Dữ liệu của chúng được tổng hợp và phân tích bằng những phần mềm lập trình ứng dụng trí tuệ nhân tạo hay còn gọi là AI.
Khi IoT được áp dụng rộng rãi trong các nhà máy sản xuất dệt may sẽ đem lại sự thống nhất giữa tất cả các khâu, các bộ phận trong toàn nhà máy, doanh nghiệp. Nếu như ở các nhà máy cũ như hiện nay thì các bộ phận được tách rời nhau với những mục đích khác nhau thì ở nhà xưởng thông minh các bộ phận sẽ được tích hợp với nhau qua công nghệ IoT.
Tất cả các bộ phận như: văn phòng, công nhân sản xuất, kiểm tra chất lượng, lưu kho, xuất kho,… sẽ được kết nối với nhau tạo thành một hệ thống chỉnh thể. Nhà quản lí sẽ dễ dàng quản lí các hoạt động đang diễn ra tại nhà máy, từ đó sẽ có những điều chỉnh phù hợp, nhanh chóng khi phát hiện ra sai sót hay vấn đề tồn đọng trong các quy trình.

Tại sao phải áp dụng mô hình “nhà xưởng thông minh” trong sản xuất?
Việc xây dựng nhà xưởng may thông minh sẽ đem lại những tác động tích cực đối với nền công nghiệp dệt may – đặc biệt là ở nước ta, khi mà năng suất lao động còn thấp do vẫn sử dụng nguồn lực lao động con người là chính.
Những giá trị có thể kể đến đó là:
Tăng khả năng giám sát từ xa.
Các nhà quản lí có thể quản lí, giám sát mọi hoạt động sản xuất tại nhà máy mà không cần phải thường xuyên túc trực tại nhà máy. Việc này sẽ tiết kiệm thời gian, công sức, hỗ trợ nhà quản lí dành thời gian cho những mục tiêu lớn lao hơn.
Tối ưu hoá quy trình sản xuất.
Giảm thiểu được lượng hàng hoá bị lỗi, nâng cao chất lượng sản phẩm: Nếu trước đây, hàng hoá phải đến khâu kiểm tra chất lượng mới phát hiện ra sai sót, không đủ tiêu chuẩn thì việc áp dụng IoT sẽ giảm đáng kể lượng hàng lỗi. Khi các khâu, các thiết bị được kết nối với nhau trong một hệ thống thì nhà quản lí sẽ dễ dàng phát hiện sản phẩm lỗi ngay từ lúc phát sinh lỗi và kịp thời khắc phục chứ không cần đợi đến khâu kiểm tra chất lượng. Ước tính khi áp dụng IoT vào sản xuất, lượng hàng lỗi có thể giảm đến 10%. Chính điều này cũng khiến chất lượng sản phẩm được nâng cao.
Nâng cao hiệu suất làm việc.
Mô hình nhà xưởng thông minh làm tăng kết nối giữa các các bộ phận trong doanh nghiệp sản xuất. Máy móc và các thực thể khác trong mạng lưới nhà máy sẽ kết nối hiệu quả với nhau, cho phép quản lý chuỗi cung ứng một cách hiệu quả nhất. Hệ thống kỹ thuật số, công nghệ số sẽ kết nối sản xuất tạo ra một chu trình thông minh và khép kín. Các phòng ban, bộ phận làm việc với nhau theo một quy trình khoa học, khép kín nên hiệu quả và hiệu suất làm việc rất cao.
Nền công nghiệp 4.0 đã mang đến sự cải tiến mạnh mẽ về quy trình sản xuất. Với những tác động to lớn của chúng thì cho thấy một thực tế rằng việc chuyển đổi, áp dụng các nhà xưởng thông minh là vô cùng cần thiết.
Để có thể xây dựng được mô hình nhà máy thông minh, điều kiện đầu tiên đó là doanh nghiệp phải ứng dụng được tự động hóa vào quá trình sản xuất. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần phải chuẩn bị cho sự chuyển đổi mạnh mẽ của đội ngũ nhân sự, trang bị đầy đủ kiến thức về công nghệ cho nhân sự để họ tự tin vận hành, lập trình và điều khiển máy móc.
Ngoài ra, có một kế hoạch tài chính dài hơi cũng là điều kiện cần và đủ để nhà máy xây dựng được mô hình thông minh. Và tất nhiên, một vấn đề nữa cũng hết sức cần thiết đó là doanh nghiệp cần kết nối được với những nhà cung cấp tin cậy, uy tín để lựa chọn được những máy móc thiết bị, dây chuyền tự động hóa tối ưu nhất cho nhà máy của mình.
Retex – Ước mơ chuyển đổi số ngành dệt may
Retex – Nền tảng quản lý, sản xuất may mặc theo thời gian thực với tham vọng “số hóa” quy trình quản lý, sản xuất và tạo ra các nhà xưởng thông minh.
Trước tốc độ phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp 4.0, sự chi phối của tự động hóa, công nghệ số và trí tuệ nhân tạo đã mở ra một kỷ nguyên mới giúp công nghệ sản xuất có những bước tiến vượt bậc. Chị Loan, anh Thuật và anh Long (các nhà sáng lập Retex) đã cùng nhau xây dựng và phát triển Retex với ước muốn góp phần chuyển đổi số ngành dệt may nước nhà.
Retex là ứng dụng quản lý sản xuất may mặc theo thời gian thực với mục tiêu giúp các doanh nghiệp dệt may dễ dàng trong việc quản lý, minh bạch trong quy trình sản xuất. Qua đó tiết kiệm được chi phí, giảm tải công việc và nâng cao năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Ứng dụng Retex được thiết kế, xây dựng hoàn toàn trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây, kết hợp với các thiết bị IoT tạo ra các nhà xưởng thông minh. Mỗi chuyền được gắn một máy tính bảng và một màn hình tivi hiển thị yêu cầu đơn hàng và số lượng hàng thực may
Một số tính năng ưu việt mà RETEX mang lại là:
- Theo dõi tình hình sản xuất một cách trực quan
- Kiểm soát tính minh bạch nguyên phụ liệu
- Hỗ trợ thông báo sự cố trong quá trình sản xuất
- Quản lý thông tin dễ dàng và không bỏ lỡ yêu cầu cần xử lý
- Lên kế hoạch và triển khai một cách đồng bộ, chi tiết đến từng chuyền may
>>>Tham khảo: Retex sở hữu công nghệ mới, tính năng ưu việt
Hiện tại, Retex đã triển khai thành công cho 10 xưởng lớn tại các địa bàn lân cận và đang lên kế hoạch triển khai cho Tập đoàn dệt may Vinatex tại miền Trung.
Nhờ những tính năng ưu việt mà Retex mang lại thì đây chính là giải pháp cải tiến công nghệ hiện đại giúp các doanh nghiệp khắc phục những hạn chế trong quá trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Để hiện thực hoá giấc mơ xây dựng những “nhà xưởng thông minh” đem năng suất vượt trội thì Retex chính là lựa chọn mà bạn đang cần tới.
Liên hệ với Retex qua:
0702222234
business@retex.com.vn